Welcome to gotohell
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khái niệm chung về progressive

2 posters

Go down

Khái niệm chung về progressive Empty Khái niệm chung về progressive

Bài gửi by Admin Mon Sep 03, 2007 4:54 pm



Một định nghĩa cho Progressive Rock

Progressive Rock (PR) là một thể loại nhạc đầy tham vọng, phóng túng và phô trương của Rock. Bắt đầu nhen nhóm từ cuối những năm 60 chủ yếu ở Anh, PR đã nhanh chóng đạt đỉnh cao và trở nên phổ biến vào đầu thập niên 70 để rồi trở thành 1 trong những thể loại nhạc được ưa thích ngày nay. Trái với các thể loại Rock thời đó (American Rock) vốn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi dòng R&B và country, PR được hình thành từ sự pha trộn giữa nhạc cổ điển và Jazz ở châu Âu. Tuy vậy, dòng nhạc nảy mầm từ Cựu lục địa này cũng có những đại diện cực kỳ xuất sắc đến từ Tân thế giới như Kansas và Rush. Trải qua hàng thập kỷ, một loạt những dòng nhánh khác nhau của PR đã nối đuôi nhau ra đời: Symphonic Rock, Art Rock, Prog Metal v…v...

Những nghệ sĩ PR đã cố gắng phá bỏ những hạn chế khuôn mẫu âm nhạc truyền thống đương thời, đồng thời thúc đẩy nó hướng tới sự tinh tế bác học của Jazz và nhạc cổ điển. Không uổng công, ngay khi PR ra đời, các fan đã sửng sốt đón nhận nó với sự ngưỡng mộ và thán phục bởi tính chất phức tạp cũng như đòi hỏi trình độ biểu diễn điêu luyện bậc thầy. Tuy nhiên, những gã phê bình cổ hủ lại không tiếc lời nhạo báng PR như một loại âm nhạc dùng để “gáy”, khoa trương và bê tha Huh. Có lẽ chúng chỉ lo nhìn vào những thể loại nhạc trước đây như country hay hiphop, vốn dễ nghe và có phong cách nhất quán, trong khi đó PR thậm chí định nghĩa chính xác đã là khó chứ chưa nói gì đến việc định hình âm sắc rõ ràng. Đến ngay chính cả những band gạo cội góp phần xây dựng dòng nhạc này trong thập niên 70 (như Yes, Genesis, Emerson Lake and Palmer, Rush và King Crimson) cũng chẳng chịu chơi nhạc giống nhau. Và nó còn phức tạp đến mức cũng có ý kiến cho rằng nhạc của những The Beatles, Phish hay Radiohead cũng là PR nốt! :-??

Vài đặc điểm chung nhất , tất nhiên chưa phải là tất cả, của PR:

• Bài hát thường có kết cấu dài, đôi khi lên tới hơn 20 phút, với giai điệu và tiết tấu phức tạp, đòi hỏi người thưởng thức muốn nắm bắt phải nghe một cách tinh tế và, tất nhiên, nhiều lần. Đặc điểm này là yếu tố được di truyền từ nhạc cổ điển mà ta có thể nhận thấy rõ ràng nhất.

Một số bản truờng ca như:

“Echoes” – Pink Floyd (23 phút),

“Thick as a Brick” – Jethro Tull (43 phút),

“Close to the Edge” – Yes (18 phút),

“Supper’s Ready” – Genesis (23 phút)

Và kỷ lục phải kể đến:

“Light of Day, Day of Darkness” – Green Carnation

& “Garden of Dreams” – The Flower Kings
(xấp xỉ 60 phút !).

• Lời bài hát, như đã giới thiệu, nói về những câu chuyện khó hiểu, đôi khi đến không thể nắm bắt được, về những đề tài như khoa học viễn tưởng, những câu chuyện lạ lùng, lịch sử, tôn giáo, chiến tranh, tình yêu và tất nhiên không thiếu những thứ điên khùng. Roll Eyes

• Album concept trong đó các bài hát tưởng chừng riêng lẻ lại gắn kết và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp người nghe thông qua chúng mà khám phá ra một đề tài hay một câu chuyện nhất định, thú vị như đang thưởng thức 1 bộ film hay 1 vở kịch vậy. Chính vì thú vị như thế nên chúng luôn được chăm chút cẩn thận. Những album concept này thường là những đĩa nhựa 2 mặt kẹp trong loại hộp đĩa gập và được thiết kế ấn tượng độc đáo. Cool

Những tác phẩm điển hình như:

“The Lamb Lies Down on Broadway” – Genesis

“Tales from Topographic Oceans” – Yes

“2112” – Rush

“Dark Side of the Moon” & “The Wall” – Pink Floyd

Và gần đây nhất phải kể đến:

“Scenes from a Memory” – Dream Theater

& “Snow” – Spock’s Beard

“Aqualung” vốn được xem là album đình đám nhất của Jethro Tull, đúng theo cả hai nghĩa. Như đã nói ở trên, đây là một đĩa 2 mặt, tổng cộng 11 bài.Ở side A (6 bài đầu) chủ yếu đề cập tới những vấn đề xã hội thời bấy giờ; còn side B (5 bài cuối) lại đi vào tôn giáo. Chính vì thế nên nó vẫn được các nhà phê bình và các fan đánh giá là một album concept thực sự. Thế nhưng, chính Ian Anderson lại bảo rằng album chỉ là “một đống những bài hát” được quẳng vào với nhau! :-??

• Những phong cách hát lạ lẫm cùng với việc sử dụng dàn hợp xướng. Có thể thấy rõ điều này ở những Magma, Robert Wyatt và Gentle Giant. :-?

• Sự phối âm nổi bật của nhạc cụ điện tử - đặc biệt là keyboard (organ, piano, mellotron), thêm vào đó tất nhiên không thể thiếu guitar, bass và trống.

• Giống như phong cách hát, sự lạ lùng đặc sắc ở nhịp điệu cũng như trong gam nhạc là một yếu tố đặc trưng cho PR . Nhiều bản nhạc sử dụng nhịp điệu cực kỳ phức tạp và biến chuyển liên tục khiến chúng trở nên đầy ngẫu hứng đến nỗi người nghe không tài nào nắm bắt được giai điệu. Ngoài ra có thể thấy hầu như nhạc cụ nào cũng có đất để phô diễn solo trong 1 bản PR, vốn được soạn ra nhằm thể hiện tài năng kiệt xuất của người nghệ sĩ. Cool

• Không ngạc nhiên khi thấy những bản nhạc cổ điển xuất hiện đâu đó trong PR’s land. Chẳng hạn với Yes đã từng bắt đầu những buổi hòa nhạc của họ bằng tổ khúc The Firebird nổi tiếng của Igor Stravinsky hay như Emerson Lake and Palmer đã chơi lại những bản nhạc của Aaron Copland, Bela Bartok, Modest Moussorgsky, … và thậm chí đã đưa nhạc của J.S.Bach vào những đoạn lead một cách đầy ngẫu hứng.

• Cuối cùng là sự gắn kết thẩm mĩ hài hòa giữa âm nhạc và nghệ thuật thị giác (visual art), hay nói ngắn gọn dễ hiểu là tính nghệ thuật, vốn bắt nguồn từ album Sgt.Pepper’s của The Beatles i love và đã lớn mạnh trong suốt thời hoàng kim cuả PR. Nhiều band đã nổi tiếng bởi chiều hướng nghệ thuật sâu sắc lắng đọng trong hàng loạt album cũng như trong những âm thanh tinh tế mà họ sáng tạo nên. Chính điều này đã mang lại danh tiếng cho những nghệ sĩ và nhà thiết kế đương thời. Và ta cũng có thể nói ngược lại, với PR những nghệ sĩ như ông đã trở nên quan trọng không kém studio hay nhà sản xuất.
Đáng chú ý nhất là Roger Dean, nghệ sĩ người Anh đã sáng tác, thiết kế bìa album lẫn logo “bong bóng” cho Yes, ông đã góp phần giúp Yes tạo nên một nét đặc trưng, một cái gì đó “cá tính” riêng cho band này.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 520
Age : 35
Registration date : 02/09/2007

http://baodaica.kiss.to

Về Đầu Trang Go down

Khái niệm chung về progressive Empty Re: Khái niệm chung về progressive

Bài gửi by rin_metal122 Sat Oct 20, 2007 2:22 pm

Cái tên progressive chắc cũng gợi cho bạn chút ý tưởng về thể loại "khó chơi " này, nó như 1 quá trình , cứ đi mãi đi mãi…

Vì thế đặc điểm của Prog metal đó là lối chơi không gò bó, sáng tạo, đồng thời biểu diễn kỹ thuật.

Những bài hát thuộc thể loại Prog metal thường khá dài, và cực khó nghe. Do vậy Prog metal ít người nghe hơn hẳn so với các dòng khác vì đơn giản đây không phải là thể loại mì ăn liền.

Chất Prog luôn luôn được tôn trọng, những band nào có chất Prog đều được coi là "khá" và khi Prog được pha với các dòng khác thì tạo nên 1 chất nhạc vô cùng tuyệt vời.
prog khó nghe là vì lối chơi "quá sáng tạo" của nó chứ ko phải quá mạnh nên khó nghe.

Các band tiêu biểu : Dream Theater , Pain of Salvation , Evergrey , ..... theo toi nghi~ la` vay^ do'
rin_metal122
rin_metal122
Không Thể bỏ Rock
Không Thể bỏ Rock

Tổng số bài gửi : 166
Registration date : 10/09/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết